Giáo dục truyền thống Uống nước nhớ nguồn

Thứ tư - 19/05/2021 00:00

Giáo dục truyền thống Uống nước nhớ nguồn

Giáo dục truyền thống Uống nước nhớ nguồn

BÀI TUYÊN TRUYỀN GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

NGÀY MÙNG 10 THÁNG 3 (ÂM LỊCH) NĂM 2021

 

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba"

        Cùng với niềm tự hào và sức mạnh cội nguồn Bách Việt, toàn thể thầy và trò trường TH&THCS xã Pa Thơm một lòng thành kính hướng về Quốc Tổ Hùng Vương, dâng hương tưởng nhớ tổ tiên, ghi tạc công đức to lớn của các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã khai phá, tạo dựng nên non nước Việt Nam giàu đẹp.

     Trong lịch sử Việt Nam, những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ nhân dân, chống ngoại xâm đều được nhân dân ta nhớ ơn. Một trong những ngày kỷ niệm mà mọi người dân yêu nước từ Bắc chí Nam đều biết và đã có từ ngàn xưa đến ngày nay là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

     Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm là một trong những ngày lễ trọng đại của đất nước, là dịp để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao to lớn lập nước của các Vua Hùng, các vị vua đầu tiên của dân tộc, các bậc tiền nhân đã có công lao xây dựng, gìn giữ và bảo vệ non sông gấm vóc từ ngàn đời của dân tộc.

     Hàng năm, vào dịp mùng mười tháng ba âm lịch, hàng chục vạn lượt đồng bào từ khắp mọi miền trong cả nước về Đền Hùng trảy hội, thắp hương thơm thành kính lễ tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng nước.

     Do nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế - văn hóa ngày càng được đẩy mạnh, giữa các bộ lạc gần gũi nhau về dòng máu có xu hướng tập hợp và thống nhất với nhau.

     Trong số các bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả, lãnh thổ của bộ lạc này trải dài từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo. Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử là người đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt dựng nên nước Văn Lang, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu (nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), chia nước ra 15 bộ:

1.

Văn Lang

(Bạch Hạc, Phú Thọ)

2.

Châu Diên

(Sơn Tây)

3.

Phú Lộc

(Sơn Tây)

4.

Tân Hưng

(Hưng Hóa - Tuyên Quang)

5.

Vũ Định

(Thái Nguyên - Cao Bằng)

6.

Vũ Ninh

(Bắc Ninh)

7.

Lục Hải

(Lạng Sơn)

8.

Ninh Hải

(Quảng Yên)

9.

Dương Tuyền

(Hải Dương)

10.

Giao Chỉ

(Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)

11.

Cửu Chân

(Thanh Hóa)

12.

Hoài Hoan

(Nghệ An)

13.

Cửu Đức

(Hà Tĩnh)

14.

Việt Thường

(Quảng Bình, Quảng Trị)

15.

Bình Văn

(không rõ địa danh hiện nay)

     Các đời vua sau đều gọi là Hùng Vương. Theo Ngọc phả Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng*:

 (* Ngôi Hùng Vương cha truyền con nối 18 đời, kéo dài hơn 2000 năm làm cho nhiều người hoài nghi và có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong truyền thuyết con số 9 và bội số của 9 (18, 36, 99…) thường mang tính chất biểu tượng (số thiêng) chứ không có ý nghĩa toán học. Phải chăng 18 đời vua cũng có ý nghĩa là nhiều đời, truyền nối lâu dài.)

     Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người.

     Nhìn chung, cha ông ta đã dựng nước trong một khung cảnh thiên nhiên thích hợp, thuận lợi, trên một dải đất có nhiều núi cao, rừng rậm, nhiều sông ngòi, hồ ao, có các ngả đường giao thông quan trọng với các miền khác; đó cũng là miền đất giàu có, nhiều khoáng sản, lâm sản, hải sản, nhất là lại có những cánh đồng phì nhiêu thích hợp với nghề nông. Những yếu tố thiên nhiên này đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tiến bộ về kinh tế và văn hóa, dẫn đến việc dựng nước Văn Lang, một nước có đủ sức chống ngoại xâm, có nền văn hóa phát triển của vùng Đông Nam Á thuở đó.

     Hùng Vương là thủ lĩnh của nước Việt Nam thời kỳ bắt đầu dựng nước. Lãnh thổ đầu tiên của tổ tiên là miền Bắc Việt Nam. Những nhóm dân quan trọng nhất là người Việt cổ, ban đầu họ sống thành từng công xã, ràng buộc với nhau bởi mối quan hệ máu mủ. Họ đoàn kết tương thân, tương ái trong công việc làm ăn và giữ nước. Con người Việt Nam thời Hùng Vương vừa mới cố sức vươn lên khỏi cuộc sống tự nhiên đầy khó khăn gian khổ, rừng rậm, đầm lầy, thú dữ, bão giông, lụt lội… đã phải đương đầu với kẻ thù xâm lược. Tản Viên Sơn Thần (Sơn Tinh vị thần núi Tản Viên) là truyền thuyết tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên cho chiến thắng thiên tai; Thánh Gióng là truyền thuyết ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta… Những truyền thống tốt đẹp đó duy trì bền vững trong xã hội Việt Nam.

    Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc, chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước Việt Nam.

    Từ lâu, nhân dân ta lấy ngày mùng mười tháng (ba âm lịch) hàng năm làm ngày Giỗ Tổ và cùng nhau trảy hội Đền Hùng để tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam theo đúng với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

     Sáng ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng tỉnh Phú Thọ, khi gặp gỡ các chiến sĩ Đại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã căn dặn:

"Các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước".

     Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người dân Việt Nam càng tự hào với giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Do vậy, mỗi công dân Việt Nam luôn có trách nhiệm: Nêu bật những giá trị lịch sử, văn hóa và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; giới thiệu những phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước; có ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Ủng hộ và thực hiện những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cổ vũ các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài hướng về cội nguồn dân tộc, đồng lòng, chung sức xây dựng đất nước hội nhập và phát triển.

Trải qua hơn 4000 nghìn năm, chịu nhiều thăng trầm lịch sử, nhưng dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách bảo vệ vững chắc non song đất nước như ngày hôm nay.

Qua nội dung tuyên truyền nhằm giáo dục cho các em học sinh lòng tự hào về truyền thống của dân tộc và khơi gợi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của đất nước ngàn năm văn hiến.

   

 

                                                                                                                                                                       NGƯỜI VIẾT

 

 

 

                                                                                            Nguyễn Thị Hồng Vân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay121
  • Tháng hiện tại861
  • Tổng lượt truy cập105,611
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi